Thẻ thông tin dữ liệu
Có thể tìm thấy tài liệu về các chiếc hộp văn hóa Hàn Quốc ở dạng thẻ
Có thể tìm thấy tài liệu về các chiếc hộp văn hóa Hàn Quốc ở dạng thẻ
Bình phong là vật dụng trong phòng dùng để chắn gió, che cái gì đó hoặc làm vật trang trí. Bình phong vẽ giá sách được dùng để trang trí trong Sarangbang nơi có các nam tử tá túc, trên bình phong vẽ chủ yếu là sách và các loại dụng cụ văn phòng phẩm và đồ gốm sứ.
Bàn sử dụng khi đọc sách hay viết chữ. Chủ yếu thường được đặt ở Sarangbang được dùng khi học và khi có khách tới thăm, bàn sách giữ vai trò trung tâm trong Sarangbang là đồ nội thất thể hiện vị trí của chủ nhà.
Bốn dụng cụ được so như người bạn với các học sĩ là giấy (Hanji), bút, thỏi mực, nghiên mực khi viết chữ được gọi là "Văn phòng tứ bảo"
Là dụng cụ văn phòng được làm ra để treo bút lông. Có tác dụng để treo bút làm khô và bảo quản đầu bút, giá treo bút có dạng xà ngang có nhiều móc để treo bút.
Là vật chủ yếu được làm từ cây hoặc kim loại dùng để cắm nến và thắp sáng bằng lửa. Phần đế ngắn dùng để cố định nến, gắn với một cái đĩa để đựng sáp nến và gắn thêm "Hwaseon" có tác dụng điều chỉnh độ sáng của lửa và chắn gió.
Chân dung quan văn Lee Seo Gu có bổ tử thêu hạc | Thuộc sở hữu của viện bảo tàng Trung Ương Quốc Gia
Bổ tử (bố tử) là một mảnh vải thêu chủ yếu là hình con hạc hoặc hổ, là vật trang trí được đính ở ngực và lưng áo của hoàng tộc và quan lại thời Choseon. Quan văn đảm nhận các công vụ hành chính thì bổ tử thêu hình hạc và quan võ đảm nhận công vụ quân sự thì bổ tử thêu hình hổ, tùy theo thân phận bổ tử có hình dạng khác nhau.
Hình chân dung của Kim Je Deok đội mũ Jeongja
Là loại mũ mà các 'quan lại' - tầng lớp cai trị xã hội ở thời kỳ Choseon - hay đổi khi ở trong nhà. Mũ có dạng 'núi' thường được chồng lên làm 2 hoặc 3 lớp. Càng nhiều tầng lớp thì hình dạng mũ được chồng lên càng tự nhiên và các đường cong của mũ càng đẹp và mượt mà hơn.
Nhạc cụ thổi truyền thống của Hàn Quốc có các loại như sáo Daegeum, sáo Danso, Hyangpiri, Taepyongso. Âm thanh của Daegeum rất trong, quãng âm rộng, khi hợp tấu với các loại nhạc khí khác thì âm thanh của sáo daegeum được coi là âm tiêu chuẩn.
Bắn cung (Kim Hong Do) | Thuộc sở hữu của viện bảo tàng Trung Ương Quốc Gia
Môn bắn cung là một trong các hạng mục kiểm tra để trở thành quan võ. Tuy nhiên các học giả cũng luyện tập bắn cung để tăng cường thể lực và khả năng tập trung.
Su-gye-do-kwon (Yusuk)
Tranh vẽ hình ảnh các nho sĩ thuộc tầng lớp tri thức ở xã hội truyền thống Hàn Quốc cùng tụ họp lại để làm thơ và tận hưởng phong nhã. Có thể thấy được các học giả đội mũ Gat và mặc Dopo tham gia vào buổi tụ họp và cùng nhau viết chữ, ngâm thơ. Ngoài ra, thuốc lá cũng được coi như là một vật để giao lưu nên rất được ưa chuộng
Bình phong là vật được đặt trong phòng dùng để trang trí hoặc chắn gió hay che cái gì đó. Bình phong hoa điểu đồ là bình phong được vẽ hoa và chim, chủ yếu được bài trí trong Anbang chính. Hoa mẫu đơn ở chính giữa được coi là vua của các loài hoa biểu tượng cho sự phú quý và danh tiếng.
Là một dụng cụ nhỏ có treo gương được các nữ giới sử dụng để trang điểm làm đỏm. Phần nắp bên trong được gắn một cái gương, chiếc hộp ở phía dưới được gắn thêm ngăn kéo để có thể đựng được đồ trang sức hay đồ trang điểm. Đặc điểm của nó là có thể điều chỉnh được độ nghiêng cho phù hợp với tư thế ngồi trên sàn của người sử dụng.
Là vật được làm từ các chất liệu đa dạng như giấy, gỗ và có nhiều hình dạng khác nhau dùng để đựng các đồ vật cần thiết cho việc may vá như là kim khâu, chỉ, đê v.v.. * Bảy vật dụng vô cùng cần thiết khi may vá áo vải gồm có chỉ, kim, kéo, que ủi, thước, đê, bàn ủi được so sánh như bảy người bạn và được gọi là khuê trung thất hữu
Là kệ sách được đặt ở trong Anbang hoặc Sarangbang, dùng để đặt sách hoặc bình hoa, vì bốn mặt của kệ đều thông không có mặt bị che nên được gọi là kệ tứ phương. Đặc biệt, kệ tứ phương có chiều dài và chiều dọc bằng nhau nên cảm giác cân xứng và hình thái là điểm nổi bật nhất.
Là cái bát dùng đổ đựng than và giữ lửa. Lò than đặt trong phòng có nhiều tác dụng như dùng để hâm nóng đồ ăn hoặc làm nóng que ủi để là áo v.v…. Người ta cho rằng trong nhà phải có nguồn lửa thì vận rủi mới không kéo đến vì thế các cô gái trong nhà luôn giữ cho lửa trong lò than cháy.
Cung cấp bởi viện Phát triển nội dung về Hàn Quốc culturecontent.com
Là vật dụng dùng để cố định kiểu vấn tóc truyền thống của Hàn Quốc và cũng có vai trò như đồ trang sức. Trâm hoa là một vật phẩm trang sức cho tóc được cố định trên tóc bằng trâm.
Hình ảnh khi dùng Apdaenggi (trái) Doturakdaenggi (phải) trang trí
Jokturi là loại mũ trang sức mà cô dâu sẽ đội khi làm đám cưới. Sau khi cô dâu đội Jokturi, Apdaenggi và Doturakdaenggi được treo trên một cái trâm binyeo lớn để trang trí. Apdaenggi được treo lên hai bên của trâm Binyeo lớn kéo dài với độ dài vừa phải và đặt ở hai bên vai cô dâu, Doturakdaenggi là dải ruy băng rất dài được đặt ở phía sau đầu của cô dâu.
Trong hôn lễ truyền thống, quạt có hình tròn dùng để che mặt cô dâu. Trên quạt có thêu hình mẫu đơn mang ý nghĩa hy vọng về vinh hoa phú quý và trường thọ.
Vì Hanbok không có túi nên người ta thường mang túi theo để đựng đồ. Trên túi thường thêu các họa tiết sặc sỡ để tránh vận rủi và cầu mong hạnh phúc. Túi có dạng tròn gọi là 'duru-jumoni', túi có dạng vuông vức gọi lại 'kwi-jumoni'.
Là vật dụng trang trí cho trang phục của nữ giới thường được treo ở phần dây buộc thân áo trên hoặc là lưng váy. Norigae được làm với nhiều hình dạng và chất liệu khác nhau như vàng, bạc, ngọc, chuỗi ngọc. 'danjak-norigae' có treo một dải chỉ tua rua, 'samjak-norigae' thì treo ba dải chỉ tua rua. Baneuljip-norigae là loại norigae có thể đặt kim khâu bên trong và có tác dụng thực tế
Là mảnh vải được ghép từ rất nhiều những mảnh vải nhỏ màu sắc khác nhau tạo thành, được dùng để gói đồ vật nhỏ. Vải bọc có thể làm thành hình vuông để gói và bảo quản đồ vật ở bên trong rồi vận chuyển.
Que ủi là một loại bàn là được hơ nóng trên lửa rồi được ấn trên vải để tạo nếp gấp của quần áo hoặc đường may nối. Khi ủi, chân bàn ủi được dùng vật chống đỡ, nhồi bông lên ván gỗ rồi bọc lại bằng một miếng vải rách.
Là chiếc mũ cho các bé trai đội vào ngày tết hoặc ngày sinh nhật và có hình dạng giống hổ. Mượn sức mạnh đáng sợ của hổ để ngăn chặn những điều bẩn thỉu nhơ nhuốc, ma quỷ đến gần đứa trẻ và cầu mong sự khỏe mạnh - trường thọ cho bé trai.
Thông thường khi bé gái đội mũ thì có treo thêm rất nhiều dải ruy băng buộc tóc. Ngày nay, các bé gái bình thường sẽ đội mũ cùng với bộ hanbok có áo thân trên với tay áo nhiều màu và chân váy đỏ.
Hanbok của nam giới gồm áo Jeogori và quần. Tùy từng thời điểm mà có thể khoác thêm áo Baeja bên ngoài Jeogori
Hanbok dành cho nữ có cấu tạo cơ bản gồm áo Jeogori và váy, tùy theo thời điểm sẽ mặc baeja bên ngoài và gắn thêm Norigae làm vật trang trí.
Một phần trong Sugyedo-kwon (Yusuk)
Các nam giới thời Choseon mỗi khi ra ngoài đều đội loại mũ này, còn được gọi là 'Heuklip'. Chỉ có nam giới trưởng thành mới sử dụng loại mũ này.
Trẻ em đội Bokgeon (Elizabeth Keith)
Là loại mũ được các học giả nho sĩ thời Choseon đội. Hiện nay, các bé trai thường đội loại mũ nay cùng kiểu quần áo nhất định vào ngày lễ hoặc sinh nhật.
"Cảm nhận tranh vẽ" (Kim Hong Do) | Thuộc sở hữu của viện bảo tàng Trung Ương Quốc Gia
Mũ dành cho các nho sinh thời Choseon đội khi học trong trường học nho giáo hoặc trong phòng học nghe giảng. Khi đội mũ có thể thả tóc tự nhiên ra phía sau.
Người đàn ông đội mũ Galmo (Paul Jacoulet)
Mũ đội bên trên mũ Gat khi trời mưa hoặc đổ tuyết. Mũ làm từ giấy Hanji, bên trên được phết nhiều lần lớp dầu đậu nành hoặc dầu mè để nước không thấm vào. Mũ có thể gấp lại và dễ dàng mang theo.
Jobawi là mũ mùa đông chống lạnh của nữ. Có hình dạng ôm tròn vào gương mặt. Các bé gái cũng sẽ đội Jobawi cùng với hanbok áo thân trên với tay áo nhiều màu và chân váy đỏ vào tiệc thôi nôi.
Nambawi là mũ đội vào mùa đông tránh rét của cả nam và nữ. Phía trên mở rộng và đằng sau trùm kín, bên trong được độn bông hoặc lông, ở bên cạnh được trang trí bằng nút thắt lụa xanh.
Là dải buộc tóc dùng bạc tạo thành hình hạt lê rồi trang trí bằng phương pháp Chilbo. Dây được buộc vào phần tóc mái cho các cô gái có mái tóc mỏng.
Là loại áo mặc ngoài của các học giả giới tri thức thời Choseon. Viền cổ áo thẳng, tay áo rộng, vạt sau có gắn thêm một tà nữa là điểm đặc trưng của loại áo này.
Nam giới thường mặc áo này khi ra ngoài. Khác với áo Dopo, hai bên thân áo mở rộng khiến việc hoạt động dễ dàng hơn, không chỉ vậy tay áo cũng rất rộng.
Là áo khoác ngoài cả nam và nữ đều mặc khi ra ngoài. Durumagi có nghĩa là chắn được khắp bốn phía
Khăn trùm đầu được dùng khi các cô gái ra khỏi nhà. Do việc để một nam tử khác không phải người trong gia đình nhìn thấy gương mặt của một cô gái là việc thất lễ vì thế các cô gái thường dùng khăn để che mặt mỗi khi ra ngoài
Khi mặc Hanbok phải đi giày phù hợp với trang phục. Nữ giới đeo Vân hài hay còn gọi là 'giày hoa', nam giới đeo Taesahye phù hợp.
Tượng đồng của Sejong đại đế đặt ở quảng trường Kwanghwa-mun Seoul
Hangeul là chữ viết đặc trưng của người Hàn Quốc. Hangeul được Vua Sejong viết, mô phỏng từ các cơ quan của cơ thể con người (miệng, lưỡi, trong miệng, cổ họng) kết hợp với hình dạng của trời, đất, con người bao gồm 17 phụ âm và 11 nguyên âm. Sejong đại đế đặt tên là "Huấn dân chính âm" có nghĩa là âm thanh chuẩn dạy cho bách tích và ban bố sách <Huân dân chính âm> ghi lại nguyên lý sáng tạo và nền tảng học thuật.
Cờ Thái Cực là quốc kỳ của Đại Hàn Dân Quốc. Cờ có nền màu trắng, ở giữa là họa tiết thái cực, ở bốn góc là bốn quẻ Càn - Khôn - Khảm - Ly. Nền màu trắng có nghĩa là sáng tỏ - thuần khiết - hòa bình, họa tiết thái cực là giao hòa giữa âm và dương. Ở bốn góc có bốn quẻ Càn - Khôn - Khảm - Ly theo thứ tự tượng trưng cho trời, đất, mặt trời, mặt trăng.
연상은 상부에 벼루집이 있고, 그 아래 선반이나 서랍을 만들어 벼루와 붓등 필기구를 보관하는 가구이다
사모를 쓴 권협 초상
관리들이 관복을 입을때 함께 착용했던 모자로 혼례때에는 서민들도 착용이 허락되었다.
혼례를 할때 신랑이 신부집에 나무기러기를 전달했다. 사이가 좋은 암수 기러기처럼 평생 동안 금술 좋게 살겠다는 뜻을 상징한다.
부채는 손으로 부쳐 바람을 일으키는 도구이다. 그중 접선은 부챗살과 부채 가장자리의 갓대를 결합하여 접었다 펼 수 있는 휴대가 간편한 쥘부채이다.
여속도첩 (신윤복) | 국립중앙박물관 소장
담배를 피우는데 쓰는 도구로 설대가 긴것은 장죽, 없거나 짧은것은 곰방대라 부른다.
기해 기사계첩-기사사연도 중 일부 | 국립중앙박물관 소장
백자는 자기의 한 분류로 순백색의 바탕흙에 투명한 유약을 발라 구운 백색의 자기이다. 항아리는 궁중이나 일상생활에서 음식, 술, 꽃 등을 담기 위한 용도로 안전하게 보관하기 위해서 가구 위에 두고 사용했다.
돌복 입은 아이 (폴 자쿨레)
아이의 첫생일인 돌때 돌옷을 입고 허리에 돌띠를 매었다. 돌띠에는 십장생도나 덕담을 수놓아 아기가 건강하고 복되기를 기원하였다.