본문 영역 바로가기

Không gian của nam giới có phẩm cách, Sarangbang

Nhà truyền thống Hàn Quốc, Hanok

본문

Không gian nam giới sinh hoạt, học tập và tiếp khách.

Trong xã hội truyền thống, Sarangbang là không gian ở của nam giới, là nơi trau dồi tri thức, tiếp đón khách. Ở Sarangbang văn phòng tứ bảo gồm bút, mực, giấy, nghiên và thư án luôn gần gũi với các nho sĩ (nhà tri thức có học vấn và nhân phẩm thời Choseon), 'thư giá đồ' với ý nghĩa toàn tâm toàn ý với học vấn, thư án hay 'dược lý đồ' (bức tranh vẽ cá chép nhảy khỏi nước) với mong muốn thi đậu khoa cử. Nam giới trong xã hội truyền thống luôn nỗ lực để đạt được các phẩm chất nho giáo như Hiếu ( 孝) - Kính (悌) - Trung (忠) - Tín (信) - Lễ (禮) - Nghĩa (義) - Liêm (廉) - Sỉ (恥), và đặt mục tiêu đỗ đạt khoa cử, ra làm quan và chuyên tâm học hành.

Hiếu | Hiếu đạo

Phải cung kính và chăm sóc cha mẹ

Đễ | Cung kính

Giữa anh em phải cung kính và giúp đỡ lần nhau

Trung | Trung thành

Khi ra làm quan thì phải trung thành với đất nước

Tín | Lòng tin

Giữa người với người phải giữ được lòng tin

Lễ | Lễ nghĩa

Con người thì phải tuân thủ đạo lý, giữ gìn lễ nghĩa

Nghĩa | Cái đúng

Phải có tình nghĩa giữ phu thê, bạn bè

Liêm | Thanh bạch

Giữ lòng ngay thẳng, buông bỏ tham vọng

Sỉ | Nhục nhã

Phải biết xấu hổ trước những hành động sai trái

Văn tự đồ về chuẩn mực đạo đức cần phải giữ trong suốt cuộc đời

Văn tự đồ là bước tranh vẽ tám chữ hiếu - kính - trung - tín - lễ - nghĩa - liêm - sỉ cùng với vật tượng trưng. Có hiếu với cha mẹ, yêu thương anh em, trung thành với đất nước, giữ chữ tín giữa người với người, có lễ nghĩa, giữ đạo nghĩa, liêm chính và biết xấu hổ, tất cả đều mang ý nghĩa giữ mình. Người xưa thường trang trí bằng bình phong văn tự đồ và coi đó là chuẩn mực đạo đức cần phải giữ trong suốt cuộc đời.

페이지 상단으로 이동